Danh mục

Cách xây bể lọc nước giếng khoan tại nhà đơn giản

22/05/2021

CCEP đưa ra hướng dẫn xây bể lọc nước giếng khoan tại nhà đơn giản, luôn luôn đảm bảo chất lượng nước phục vụ sinh hoạt, giảm bớt mùi hôi tanh, độ cứng trong nước.

     Tại nhiều địa phương do điều kiện chưa cho phép người dân vẫn duy trì việc sử dụng nước giếng khoan cho các hoạt động giặt giũ, ăn uống, tưới tiêu... hàng ngày. Nhiều nguồn nước ngầm ở Việt Nam không đảm bảo được chất lượng cho người sử dụng. Cùng tìm hiều cách xây bể lọc nước giếng khoan đơn giản, tiết kiệm dễ dàng thực hiện.

1. Đặc điểm của nước giếng khoan

Nước giếng khoan là nước được bơm mạch nước ngầm dưới lòng đất. Nước giếng khoan sẽ mang những đặc điểm khu vực các tầng đất, đá điều kiện địa chất tại khu vực. Nhìn chung nước giếng khoan ở Việt Nam có một số tính chất đặc trưng như sau: 

+ Nước bơm lên khá trong và bị chuyển vàng sau khi tiếp xúc với không khí một thời gian.

+ Nước có độ cứng cao, dễ dàng thấy hiện tượng vôi hóa đóng cặn nhà vệ sinh, thiết bị-vật dụng tiếp xúc thường xuyên với nguồn nước.

+ Nguồn nước ngầm dưới lòng đất trong điều kiện không có oxi phát sinh một số khí gây mùi hôi, tanh khó chịu

Những ảnh hưởng với người sử dụng:

     Nước giếng khoan nếu không được xử lý đúng cách sẽ gây những ảnh hưởng nhất định cho người sử dụng. Một số ảnh hưởng dễ nhận thấy:

+ Nước nhiễm sắt gây hạn chế quá trình hấp thụ thức ăn, gây chán ăn lâu ngày có thể dẫn đến suy dinh dưỡng đặc biệt ở trẻ con

+ Sử dụng nước nhiễm sắt trong thời gian dài làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh vàng da, rối loạn nội tiết tố ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe

+ Tuổi thọ thiết bị trong nhà giảm: vòi sen, máy giặt, máy lọc nước, chậu kim loại....

+ Nhà vệ sinh, chậu rửa, bồn cầu trong nhà bám dính cặn gây mất vệ sinh, mỹ quan.

     Nhìn chung, nếu nước giếng chưa qua xử lý hoặc xử lý không hợp lý thì chất lượng nước không thể đảm bảo, do đó, yêu cầu đặt ra là nên sử dụng bể lọc giếng khoan để xử lý nước trước khi đưa vào sử dụng.

2. Cách xây bể lọc nước giếng khoan.

Nước giếng khoan thông thường sẽ qua 3 giai đoạn chính:

Giàn mưa: Trong nước giếng khoan thường chứa các ion Fe (II) và Mn (II). Hệ thống giàn mưa giúp nước tiếp xúc với oxi có trong môi trường. Sắt II sẽ oxi hóa thành sắt III ở dạng kết tủa, các kết tủa này sẽ được loại bỏ qua quá trình lọc phía sau.

Bể lọc: Với nhiệm vụ loại bỏ các tạp chất có kích thước từ lớn đến bé có trong nguồn nước. Ngoài ra bể lọc giúp loại bỏ các hợp chất, vi khuẩn, mùi trước khi nước được sử dụng.

Bể chứa: Nước sau khi qua các giai đoạn xử lý sẽ được đưa đến bể chứa. Bể chứa ngoài công dụng chứa nước giúp lắng một phần những chất cặn còn sót lại. Để đảm bảo vệ sinh bể chứa cần được vệ sinh thường xuyên tránh hiện tượng cặn lắng quá nhiều và rong rêu mọc.

Quy trình xây dựng bể lọc đơn giản:

     Bể được xây gạch thường có kích thước (DxRxC ứng với 80cm x 80cm x 1m hoặc kích thước tương ứng với vị trí lọc). Phần bể lọc có chiều cao tối thiểu 1m nhằm đảm bảo việc chứa các vật liệu lọc và nước được bơm phục vụ quá trình lọc. Bể chứa không quy định kích thước xây cho phù hợp với phần lọc và vị trí xây dựng, bể chứa sẽ được đặt vị trí thấp hơn bể lọc.

     Phần đáy bể lọc dùng ống nhựa PVC với kích thước phù hợp để làm ống thu nước, ống thu sẽ được kết nối với bể chứa. Ống lọc với tác dụng ngăn cản không cho vật liệu lọc chảy theo nguồn nước ra bể chứa.

     Tiến hành đổ các lớp vật liệu lọc vào bể lọc như mô hình sau:

+ Lớp 1: Được xếp xen kẽ nhau quanh ống lọc nhựa PVC là lớp sỏi nhỏ có kích thước 0,5-1cm. Sỏi là nơi bám dính, giữ lại lượng cặn còn sót đồng thời sỏi giúp làm thoáng ống lọc chống tắc.

+ Lớp 2: Dùng cát thạch anh đổ vào bể dày từ 25 – 30 cm là đẹp. Chiều cao của lớp cát này có tác dụng ngăn vật liệu lọc chính lẫn vào lớp sỏi,  gây tắc ống lọc.

+ Lớp 3: Tiếp đến đổ cát Mangan chuyên dùng xử lý nước nhiễm Mangan, đặc điểm của loại cát này hấp thụ hết mangan trong nước, là chất xúc tác khử sắt.

+ Lớp 4: Sử dụng than hoạt tínhSau đó đổ thêm than hoạt tính (có tác dụng hấp thụ tốt các chất gây màu, gây mùi có trong nước). Nên chọn mua than hoạt tính làm từ gáo dừa là tốt nhất, đổ vào bể có độ dày 10cm. 

+ Lớp 5: Phía trên cùng, đổ cát vàng hạt to (đây là lớp trên cùng, độ dày từ 10 -15 cm.

Giàn mưa được lắp trên cùng với độ cao phù hợp, ngoài sử dụng giàn mưa một thiết bị cũng được sử dụng nhiều đáp ứng được yếu tố nhỏ gọn, đơn giản là bộ trộn hòa khí ejector.

Lưu ý: 

+ Ngoài phương án xây bể, có thể sử dụng bồn nhựa thay thế, kích thước bình được cân đối lựa chọn sao cho phù hợp.

+ Theo định kỳ rửa lọc các lớp vật liệu để chất lượng nước đầu ra ổn định

+ Bể lọc chỉ loại bỏ được một phần các chất ô nhiễm có trong nguồn nước giếng khoan. Nước sau lọc nên sử dụng cho tắm giặt, rửa, tưới tiêu để an toàn khi sử dụng vào mục đích ăn uống nước cần được qua các hệ thống lọc hiện đại hơn.

3. Quy trình lắp đặt hệ thống xử lý nước giếng khoan CCEP

Với mục tiêu giải quyết giúp người dân bài toán chất lượng nước ăn uống. CCEP phát triển công nghệ lọc nước giếng khoan giải quyết được các bài toán:

+ Công suất: Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, CCEP lựa chọn thiết bị với công suất phù hợp từ nhỏ phù hợp với sinh hoạt trong hộ gia đình đến công suất lớn cho khu trọ, dân cư.

+ Chất lượng: Với công nghệ lọc, diệt khuẩn hàng đầu được áp dụng chất lượng nước đầu ra được phân tích nghiệm thu đảm bảo chất lượng trước khi bàn giao.

+ Chi phí: Tự hào nhà phân phối hàng đầu. Thiết bị CCEP đem đến không chỉ đảm bảo chất lượng giá thành rất phải chăng.


Tin tức & Kinh nghiệm liên quan khác

ĐỐI TÁC TIÊU BIỂU CỦA CÔNG TY

Tổng truy cập
0122869
Trực tuyến
000000