Bản quyền 2021 © Thuộc về công ty Vĩnh Hưng. Mọi thông tin sao chép vui lòng ghi rõ nguồn
Dịch vụ cung cấp
Tin tức Mới
Nước thải được thu gom và xử lý như thế nào? Các phương pháp và quy định hiện hành đối với việc xử lý nước thải tại các cơ sản kinh doanh và sản xuất.
Nước thải được chia làm 2 loại lớn bao gồm:
- Nước thải sinh hoạt bao gồm:
+ Nước thải từ các nhà vệ sinh, toilet
+ Nước thải từ khu vực nhà bếp, nấu nướng
+ Nước thải từ khu vực tắm giặt
Nước thải công nghiệp: là nước thải phát sinh trong các quá trình sản xuất đặc thù. Đối với mỗi ngành nghề sản xuất thì phát sinh ra một loại nước thải có tính chất riêng.
Việc nghiên cứu quy trình sản xuất, các hóa chất và nguyên liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất là một trong các công việc quan trọng nhất trước khi lên thiết kế quy trình hệ thống xử lý nước thải.
Việc tiếp theo trong xử lý nước thải là xác định được nguồn thải, đặc tính nguồn thải và các thành phần khó xử lý trong nước thải đó từ đó đưa ra được quy trình xử lý nước thải phù hợp.
Nước thải từ các nguồn phát sinh ô nhiễm được thu gom theo 2 cách: tự chảy thông qua các đường ống thu gom, hố ga và cưỡng bức - thông qua các hệ thống bơm thu gom.
Sau khi được thu gom chung về hệ thống xử lý, nước thải được trải qua các công đoạn xử lý tương ứng với từng chỉ tiêu ô nhiễm trong nguồn thải.
Tại đây người thiết kế phải phân chia các chỉ tiêu ô nhiễm trong nước thải ra thành từng nhóm để tiện việc lựa chọn công nghệ xử lý.
Ví dụ: nhóm các chỉ tiêu xử lý sơ bộ ban đầu như: nhiệt độ, pH...
- Nhóm các chỉ tiêu xử lý sau như: Xử lý coliform trong nước thải.
Các phương pháp xử lý nước thải có thể chia thành 3 loại chính như:
Các nước thải chỉ sử dụng phương pháp sinh học để xử lý có tính chất chứa nhiều thành phần chất hữu cơ dễ phân hủy, có thể liệt kê bao gồm:
Đặc trưng của nước thải được xử lý bằng các phương pháp hóa học hoặc hóa lý là chứa thành phần các chất vô cơ, các kim loại nặng, có tính chất axit hoặc bazơ... có thể liệt kê bao gồm:
Thông thường để kết hợp các phương pháp xử lý khác nhau sẽ đi theo các bước sau:
- Xử lý sơ bộ: sử dụng song chắn rác, trung hòa pH
- Xử lý bậc 2: bao gồm các quá trình: keo tụ, sinh học yếm khí, sinh học hiếu khí, tuyển nổi...
- Xử lý bậc 3: sử dụng các phương pháp oxy hóa nâng cao như oxy hóa bằn KMnO4, lọc, hấp phụ, trao đổi ion...
Nước thải sau khi xử lý phải được tiến hành lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm để đảm bảo chất lượng nước sau xử lý luôn đảm bảo thải ra môi trường.
Với mỗi loại nước thải được quy định trong một bộ quy chuẩn nhất định. Dưới đây là một vài bộ Quy chuẩn được sử dụng nhiều nhất:
Ngoài ra còn rất nhiều các tiêu chuẩn, quy chuẩn khác. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể để sử dụng cho phù hợp, chính xác
Việc lựa chọn được một nhà thầu xử lý nước thải đảm bảo uy tín, đảm bảo chất lượng nước sau xử lý là một điều vô cùng quan trọng và có ý nghĩa rất lớn đối với việc duy trì vận hành hệ thống xử lý nước thải sau này.
CCEP đưa ra một dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo:
- Hàng tháng có bố trí cán bộ đến kiểm tra đánh giá hệ thống
- Trong trường hợp cụ thể sẽ đề xuất chủ đầu tư bảo trì bảo dưỡng, thay thế các thiết bị nếu cần.
- Kiểm tra nhanh các chỉ tiêu trong nước thải bằng các test kit
Bản quyền 2021 © Thuộc về công ty Vĩnh Hưng. Mọi thông tin sao chép vui lòng ghi rõ nguồn